Những câu chuyện về việc giúp đỡ người tự kỷ

Kathy, mẹ của Ryan Có nhiều bạn, nhiều câu chuyện, những có một người bạn đặc biệt nổi trội, đó là người bạn Shani của tôi. Con trai tôi được 10 tuổi và được chẩn đoán mắc phải chứng rối loạn phát triển thần kinh diện rộng chưa xác định (PDD NOS) hồi lên 6. Ryan là thằng bé thông minh với tấm lòng dịu dàng vô cùng, ai biết nó cũng cho là thế. Điều đáng chú ý nhất ở người bạn Shani của tôi là cô ta luôn dành thời gian cho Ryan.

Mặc cho lúc nào thì thằng bé cũng làm lơ, cự tuyệt hoặc còn la lối trước mặt cô ấy khi thằng bé không có đúng món bánh pizza nó thích, khi mang nước cam cho thằng bé mà còn hạt bên trong hay khi cô ta bỏ vào không đủ bánh qui giòn vào tô thằng bé, Shani “có được” Ryan bởi cô ấy cố gắng. Người ta thường không chú ý đến Ryan lắm. Khi thằng bé không nói xin chào, không nhận ra bạn đang hiện diện, hay hoàn toàn lờ đi câu hỏi của bạn, thì người ta dễ bỏ đi hay bỏ cuộc luôn. Nhưng không phải Shani, cô ấy thu hút Ryan bằng cách này, cách nọ. Cô ta chưa bao giờ đối xử với Ryan khác so với đứa trẻ khác. Hẳn thế, cô ấy có thể cho thằng bé đi chỗ khác với cái giọng điệu “phách lối” hơn so với đứa trẻ khác, nhưng cô ta sẽ không ngần ngại nói rằng, “Ryan, con phải hỏi xin cô dịu dàng nếu con muốn bánh”. Cô ta yêu thằng bé và đặt ra khuôn phép giống như đã làm với bất kì đứa trẻ nào tới nhà cô.

Tình yêu thương và lòng kiên nhẫn của Shani dành cho Ryan không chỉ rõ ràng với mẹ thằng bé, người lúc nào cũng chở che nó, mà còn đối với cả Ryan nữa. Ryan chỉ cho phép một vài người “bước vào” thôi, do vậy khi đang đi nghỉ mát với Shani và gia đình cô ta, lúc tôi thấy thằng bé ngả đầu lên vai cô ấy thì tôi biết được là cô ta đã chiếm được cảm tình Ryan rồi. Không có gì bí ẩn, không có mánh lới gì cả, không phần thưởng nào hết, chỉ là vấn đề thời gian, sự kiên nhẫn và lòng chân thành, là những thứ mà bọn trẻ như Ryan có thể sẵn sàng nhận ra được dễ hơn hơn là người ta tưởng khi nhìn nhận về trẻ tự kỷ.

Tôi cũng có phần thưởng nhận được từ tình bạn dành cho bà mẹ như tôi, tôi không nhớ được bao nhiêu lần mình nhấc điện thoại lên gọi cho cô ta trong nước mắt, cảm thấy như mình đã một lần nữa không làm gì được cho Ryan, và cô ta bảo rằng thằng bé may mắn biết bao khi có người mẹ như tôi. Lòng trắc ẩn và sự thấu hiểu của cô đã khiến cho người bạn của cô có thể dễ dàng nhận ra được, khi người bạn này cần được trấn an là người đó đang làm hết sức mình rồi, dù cho có nhiều chỗ mấp mô trên đường. Tình mẫu tử là điều làm người ta cảm thấy thoả mãn và hài lòng, nhưng thậm chí những bậc phụ huynh tốt nhất cũng có những lúc khó chịu. Nuôi dạy trẻ tự kỷ dường như sẽ làm cho những lúc khó chịu đó thêm phần tội lỗi. Đó là lí do tại sao mỗi người bạn chúng tôi đều rất là quantrọng, nhưng đó phải là người bạn có thể nhìn thấu được sự bướng bỉnh, tính cứng nhắc và kì quặc của con trai tôi để có thể thấy được một cậu bé xinh xắn, dễ thương, vốn là những điều xứng đáng được công nhận. Shani sẽ không bao giờ hiểu được lòng biết ơn, quí trọng và lòng yêu thương từ tận đáy lòng mình dành cho tất cả những gì cô ta làm đối với tôi, với Ryan và với những người nhà còn lại của tôi nữa.

Jessica, mẹ của Cashius
Tôi tên Jessica, và tôi có một đứa con trai 2 tuổi tên là Cashius, là một cậu bé dễ thương, tuyệt vời, xinh xắn, hoàn hảo, và thằng bé mắc phải chứng tự kỷ. Tôi có thể không được bố thằng bé giúp đỡ nhiều vì anh ấy có những vấn đề riêng của mình. Hoặc không có nhà nào ở gần đây giúp đỡ. Tôi thật có phúc khi có được cô bạn thân Jaymie trong bốn năm qua là chỗ dựa tinh thần cho tôi! Cô ta đã ở bên tôi trên từng bước đi kể từ lúc tôi bắt đầu hỏi bác sĩ “Thằng bé bây giờ không nói được sao?” hoặc lúc gia đình tôi nói “Ồ, chỉ là thằng bé chậm nói thôi mà”. Cô ấy đã ở đó bảo tôi hãy cứ theo cảm giác của chính mình. Cô ta dẫn con tôi đi trị liệu và bỏ ra nhiều thời gian để dạy cho ba đứa con của cô ta làm sao để chơi cùng thằng bé nhà tôi. Cô ấy dành thời gian rảnh ngoài giờ làm để đến dự buổi hội thảo Phân tích hành vi ứng dụng nhằm cải thiện các kĩ năng để có thể giúp đỡ Cashius. Cô ta luôn để tôi than van này kia và luôn bên cạnh giúp tôi sau khi tôi bình tâm trở lại. Cô ta luôn nghĩ đến những ý tưởng mới để làm bữa ăn cho Cashius bởi thằng bé phải kiêng ăn những món có gluten và sữa. Khi tôi lúc nào cũng chỉ lấy bánh nugget và bánh quế cho thằng bé thì cô ta luôn có được những thứ mới lạ dành cho Cashius thử qua. Tối hôm kia chúng tôi nói chuyện làm thế nào mà giải bóng bầu dục quốc gia lại cho người ta mặc đồ màu hồng và tôi nói là vậy thì tuyệt. Cô ta chỉ lắc đầu và bảo điều đó làm cô ấy tức chết đi được. Và ngay lập tức tôi biết là cô ấy chán chường bởi vì người ta không hỗ trợ và nhận thức đúng mức về chứng tự kỷ như đã làm với căn bệnh ung thư vú. Tôi đã cười. Chỉ có những ai thật sự yêu quí một người đang mắc phải chứng tự kỷ mới có thể hiểu cảm giác đó. Cô ta không chỉ làm tôi cảm thấy mình thật may mắn khi có một người bạn thật đáng yêu, bao giờ cũng giúp đỡ mình, và thật tuyệt vời. Nhưng người may mắn nhất là Cashius, khi thằng bé có được người bạn như cô trong đời mình.

Jeanine, mẹ của Matthew
Khi con trai tôi Matthew được chẩn đoán tự kỷ, chúng tôi may mắn là có được nhiều giờ trị liệu cần thiết dành cho thằng bé. Nghĩa là hết nhà trị liệu này đến nhà trị liệu khác cứ ra vào nhà chúng tôi. Điều đó cũng có nghĩa là đứa con trai lớn Danny của tôi phải yên lặng mà chơi để không làm xao nhãng em nó. Tôi có người bạn Ellen cũng có đứa con trai bằng tuổi với Danny, và hai đứa này kết bạn với nhau. Ellen tạt qua để giao đồ, ngay lúc đó tôi đang giải thích với Danny lí do tại sao nó không thể chơi với bạn trong khi Matthew đang trị liệu. Ellen sau đó gọi cho tôi, và hỏi là liệu có thể cho Danny chơi ở nhà cô ta vào thứ năm mỗi tuần khi mà Matthew đang trị liệu hay không, tôi có lẽ đã khóc lúc ấy. Tôi quá lo lắng về Danny và cô bạn Ellen đã biết được điều mà chúng tôi cần là gì.

 

Đọc: Lần

TRUNG TÂM GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT ÁNH DƯƠNG

  • Số 20, ngõ 46, phố Chu Huy Mân - Phường Phúc Đồng - Long Biên - Hà Nội

    Hotline: 0392 29 28 29

  •  

    Cơ sở 2: số 291 Ngô Xuân Quảng, Châu Quỳ - Gia Lâm- HN

    Hotline: 0978 977 980

    Email: anhduonglongbien@gmail.com - thuhuongnp@gmail.com

    Website: www.anhduong.edu.vn

Top