Phát triển thể chất và kỹ năng vận động thô ở trẻ

Đối với trẻ nhỏ và trẻ trước tuổi đi học (0-6 tuổi) thì trò chơi chính là cuộc sống của trẻ, cũng giống như việc học đối với trẻ lớn hơn 6 tuổi và công việc đối với người lớn vậy! Thông qua việc chơi, trẻ phát triển về mọi mặt: nhận thức, cảm xúc, trí tuệ, hành vi, sự quan tâm, ứng xử, giao tiếp, quan hệ xã hội.

Từ 0-3 tuổi, hoạt động chủ đạo là chơi với đồ chơi. Qua đó, trẻ tìm hiểu, khám phá về cấu tạo, màu sắc, chất liệu, cảm giác… giúp trẻ phát triển giác quan, nhận thức, trí tuệ, ngôn ngữ…

Từ 3-6 tuổi, hoạt động chủ đạo là chơi đóng vai với bạn bè, với người thân. Qua đó, trẻ phát triển về giao tiếp, cảm xúc, quan hệ… Chúng dần dần nhận ra vai trò, khả năng, vị trí của mình trong xã hội. Bởi vì, thông qua trò chơi, để chơi được với bạn, chúng phải nắm được các quy luật, luật lệ, quy tắc trò chơi.

Các trẻ gặp khó khăn phát triển (chậm phát triển, tự kỷ, down, tăng động…) thường ít thậm chí không trải qua những giai đoạn như vậy. Đó là lý do tại sao chính người lớn phải tổ chức trò chơi cho trẻ, giúp trẻ từng bước vượt qua những giai đoạn phát triển.

Trò chơi vận động là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trong chương trình luyện tập cho trẻ tổn thương não. Với một đứa trẻ có quá trình phát triển tâm vận động bình thường thì vận động được coi là nền tảng của cuộc sống, – Một trò chơi vận động được nhà trị liệu đưa ra cho đứa trẻ phải đảm bảo thực hiện được những mục đích.

+ Thiết lập mối quan hệ

+ Phát triển nhận thức

+ Điều chỉnh hành vi

* Khi tổ chức một trò chơi cho trẻ thì ngừơi trị liệu luôn phải đặt vấn đề

– Lựa chọn trò chơi : Trẻ đang ởđộ tuổi nào, sự phát triển tâm vận động của trẻ trong thời điểm hiện tại, sự phát triển theo độ tuổi thực của trẻ…

+ Trò chơi do ai thực hiện: Giáo viên dạy trẻ và gia đình

+ Thực hiện trị liệu ở đâu: Trị liệu tại gia đình

– Mục đích của trò chơi . Tại sao cần phải tổ chức trò chơi này cho trẻ ?Trẻ chơi trò này để phát triển gì?

– Cách tổ chức trò chơi: Tổ chức trò chơi như thế nào, thao tác nào thực hiện trước, kỹ thuật như thế nào,trò chơi cần bao nhiêu người chơi cùng…

– Yêu cầu của trò chơi : Những yêu cầu về dụng cụ (độ an toàn), không gian để tổ chức trò chơi

.Chơi với vòng tròn to và dầy

– Mục đích: Phát triển giao tiếp và phát triển nhận thức cơ thể

– Tổ chức trò chơi: Người hướng dẫn cho trẻ cầm vòng tròn và chơi đùa, hỏi trẻ tên của các con vật, đồ dùng trong nhà, đồ dùng gần gũi với trẻ nhất. Khi trẻ trả lời đúng thì để vòng lên đầu trẻ và nói “ đây là đầu của con này”. Cho vòng vào tay trẻ và nói “ Đây là tay của con này” và lắc vòng trong tay trẻ.

– Yêu cầu: Vòng tròn nhựa không quá to, vòng có nhiều mầu thì càng thu hút trẻ

Tuỳ theo độ tuổi, giới tính, khả năng, sự phát triển của từng trẻ, thiết kế trò chơi phù hợp, hấp dẫn trẻ, để vừa chơi vừa học hoặc kết hợp với bài học.

Nguyên tắc là luôn sáng tạo, dựa trên những gì trẻ thích hoặc những vật dụng sẵn có tại nhà trẻ. Người trị liệu cũng cần trang bị riêng cho mình một ít đồ chơi để luôn tạo sự hấp dẫn cho trẻ.

Nguồn: Sưu tầm

Đọc: 984 Lần

TRUNG TÂM GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT ÁNH DƯƠNG

  • Số 20, ngõ 46, phố Chu Huy Mân - Phường Phúc Đồng - Long Biên - Hà Nội

    Hotline: 0392 29 28 29

  •  

    Cơ sở 2: số 291 Ngô Xuân Quảng, Châu Quỳ - Gia Lâm- HN

    Hotline: 0978 977 980

    Email: anhduonglongbien@gmail.com - thuhuongnp@gmail.com

    Website: www.anhduong.edu.vn

Top